Gạch không nung hay gạch block đang là loại gạch phổ biến được sử dụng trong xây dựng những năm gần đây. Vậy loại gạch này là gì và có những đặc điểm nổi bật nào? Vì vậy, bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây để hiểu thêm về loại vật liệu này nhé!
Gạch không nung là gì?
Gạch không nung là một trong những loại gạch xây mới được phát triển và khắc phục những hạn chế của gạch truyền thống. Giống như tên gọi của nó gạch “ không nung” được hình thành bằng cách tạo hình và sau đó tự đóng rắn đạt được yêu cầu chung về: độ nén, độ hút nước…mà không cần tác động của nhiệt độ. Nhờ sự tác động của lực ép hoặc rung hoặc cả hai lực đó lên viên gạch cùng với thành phần kết dính của gạch mà tạo nên độ bền cho viên gạch. Nói chung, gạch không nung có bản chất tạo hình khác hẳn so gạch đất nung đỏ.
Qúa trình sử dụng gạch không nung không hề làm giảm chất lượng của nó mà nhờ các phản ứng hóa đá của các thành phần tạo gạch sẽ làm gia tăng độ bền của nó. Loại gạch này qua quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận: độ rắn, độ bền cao hơn so với đất nung.
Ưu điểm của gạch không nung
Ở thời điểm hiện tại tại thị trường nước việt nam, người tiêu dùng có nhu cầu dùng gạch không nung trong xây dựng liên tục tăng cao. Gạch không nung có nhiều mặt mạnh trội hơi so với loại gạch nung
– Gạch không nung không được làm ra từ đất sét không khác gì gạch nung. ở việt nam đất sét được thu thập từ đất sinh chăn nuôi trồng trọt. Tiến trình thu thập đất sét làm cho diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp khá nhiều.
– Gạch không nung không sinh từ quá trình nung nóng bằng nhiệt . Nhiên liệu nổi tiếng để sinh gạch nung hiện là từ các nguyên liệu tự nhiên , có sẵn như than , gỗ, … để sinh nhiệt nung nóng. Tại mỗi đơn vị làm gạch nung có nhiệt độ luôn cao và nảy sinh rất đông tro bụi gây hại cho môi trường và đời sống con người.
– Mặt hàng gạch không nung được làm ra nhờ tiến trình trải nghiệm máy rung, máy ép nên có tính chịu lực cực kỳ cao.
– Gạch không nung còn có điều kiện cách nhiệt, cách âm rất hiệu quả
– Trong tiến trình sinh gạch không nung còn có thêm tiến trình hút nước, ứng xử ngăn thấm nên gạch không nung có điều kiện chống nước cực kỳ cao.
– Đảm bảo kích thước chính xác hơn . Gạch nung khó tính được độ chuẩn xác kể từ khi nung nóng, chỉ cần dùng đất sét có độ chất bẩn phi đồng đều hay nhiệt độ trong lò khác biệt nhau thì kích cỡ mỗi viên gạch sẽ sai khác . Mặc dù số sai sự khác nhau này quá nhỏ, mắt thường khó được gợi mở ra tuy nhiên lúc bắt đi xây dựng sẽ tác động đến công trình kiến trúc đặc biệt là các công trình kiến trúc lớn.
– Gạch không nung có khả năng thuận lợi nhằm sửa đổi kích cỡ, hình tướng kể cả chủng màu hợp với công trình kiến trúc. Nhiều công trình kiến trúc cần đẹp sẽ có chiều hướng quyết định gạch không nung
– Phương pháp sinh gạch không nung cụ thể và có tiêu chí đất nước, toàn cầu hơn là cách khá bằng tay của gạch nung
– Nhà máy sản xuất gạch không nung nhiều khả năng đặt mở mọi nơi chứ không cần phải để tại nơi có nguồn đất sét dồi dào
– Nguyên vật liệu dành cho sản xuất để sinh gạch không nung rất có sẵn, phụ gia trong sinh cũng có hàng chục trên thị trường chính vì điều đó giá cả của gạch không nung đua tranh hơn gạch nung
Ứng dụng của gạch không nung
Gạch không nung được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi nó mang nhiều ưu điểm vượt trội. Một số ứng dụng của gạch không nung trong cuộc sống chúng ta có thể thấy:
Công trình nhà dân dụng: biệt thự, nhà ở,… và các công trình dân dụng vừa và nhỏ.
Công trình công cộng: cao ốc, đường sá, bệnh viện, trường học… hầu hết các công trình này đều rất ưa chuộng thi công bằng gạch không nung.
Công trình tư nhân: nhờ ưu điểm cách âm, cách nhiệt tốt mà các công trình như nhà máy, công trình sản xuất lớn đều lựa chọn loại gạch này để thi công.
Top 5 loại gạch không nung thông dụng nhất hiện nay
Gạch xi măng cốt liệu (Gạch block)
Gạch không nung xi măng cốt liệu với thành phần chính là xi măng và một số cốt liệu khác như: cát vàng, cát đem, mạt đá, xỉ trong nhiệt điện, chất thải công nghiệp, đất… nó được sử dụng nhiều nhất trong số các loại gạch không nung hiện nay. Đây cũng là loại gạch được sản xuất nhiều nhất tại các nhà máy bởi nó mang những ưu điểm vượt trội như: tỉ trọng trên 1.900 kg/m³ ,cường độ chịu lực trên 80 kg/cm², khả năng cách âm, cách nhiệt tốt…
Tuy nhiên loại gạch có khối lượng thể tích lớn nên trọng tải công trình sẽ gia tăng, hầu hết các loại gạch này có kích thước rất lớn nên công nhân sẽ khó khăn trong việc thi công.
Gạch không nung xi măng cốt liệu thường có nhiều loại và đa dạng kích thước, tùy từng loại gạch khác nhau sẽ có kích thước khác nhau. Cụ thể:
– Đối với loại gạch không lỗ rỗng: 200x95x60(mm) có trọng lượng: 2,3kg/viên, 220x120x60(mm) có trọng lượng: 3,3kg/viên, 220x150x60(mm) trọng lượng: 4,2kg/viên…
– Đối với gạch rỗng 3 thành vách có nhiều kích thước: 210x100x150(mm) có trọng lượng: 5,2kg/viên, 390x200x190(mm) trọng lượng: 19,8kg/viên…
– Gạch rỗng 3 lỗ 2 vách có kích thước: 400x100x190(mm) có trọng lượng: 11kg/viên, 400x200x190(mm) có trọng lượng: 19,9kg/viên…
– Gạch rỗng T3 với kích thước: 390x100x190(mm) trọng lượng: 11,5kg/viên, 390x190x190(mm) có trọng lượng: 18,5kg/viên…
– Gạch rỗng 2 lỗ 2 thành vách có kích thước: 220x105x120(mm) có trọng tải: 4,2kg/viên, 390x200x190(mm) trọng tải: 15,6kg/viên…
Gạch ống với thành phần cốt liệu xi măng và cát
Nếu xét về chất lượng thì loại này chỉ đạt chất lượng trung bình sau gạch xi măng cốt liệu. Loại gạch này thường chỉ phù hợp với các công trình yêu cầu chất lượng không cao bởi độ chịu lực của nó khá kém và trọng lượng nặng.
Gạch papanh (parpaing)
Loại gạch này được hình thành nhờ các nguyên liệu chính là vôi, xỉ than và xi măng liên kết với nhau nhờ quá trình nén rất phổ biến ở châu Âu. Nhờ những thành phần đơn giản, dễ kiếm mà gạch papanh có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại gạch không nung khác. Khác với gạch không nung xi măng cốt liệu loại gạch này khá nhẹ dễ dàng vận chuyển trong quá trình thi công. Tuy nhiên gạch papanh có cường độ chịu lực kém vì những thiết bị sản xuất ra nó có độ rung ép thấp. Ngoài ra độ hút nước của gạch papanh là khá cao nên sẽ khiến các công trình xây dựng dễ bị bở.
Gạch lõi xốp G-VRO
Là loại gạch dùng phổ biến trong xây dựng lõi xốp cao cấp EPS và 2 lớp bê tông mác cao cùng hệ khung cứng giúp giảm trọng lượng chỉ bằng 50-60% so với gạch truyền thống. Độ bền, độ cứng này được đánh giá cao bởi bản chất của nó là bê tông đúc mác cao nên bạn có thể khoan đục tường để treo đồ thoải mái mà không lo gạch bị vỡ. Xét về thao tác xây thì nó cũng không khác gì gạch truyền thống nên bất cứ người thợ xây nào cũng có thể thi công. Chính những ưu điểm đó mà loại sàn này được ứng dụng để xây tường bao, tường ngăn, tường chịu lực phù hợp với các công trình trường học, bệnh viện, nhà xưởng…
Gạch bê tông nhẹ AAC – gạch bê tông bọt
Gạch bê tông nhẹ AAC là một trong những loại gạch chất lượng cao và đặc biệt là siêu nhẹ sản xuất với nguyên liệu chính là cát nghiền mịn, xi măng, thạch cao, vôi cùng các hợp chất nhôm và nước kết hợp với nhau tạo thành. Nhờ các phản ứng hóa học xảy ra khi phối trộn các nguyên liệu trên được ủ theo một tỷ lệ nhất định đã hình thành các bọt khí Hidro và quá trình chưng áp làm cho gạch AAC có trọng lượng siêu nhẹ và độ bền cao.
Những tiêu chuẩn gạch xây không nung đã được BXD cấp phép
Bộ xây dựng đã ban hành 6 tiêu chuẩn về gạch xây không nung dưới đây bạn có thể tham khảo:
1) Soát xét TCVN 6477:2011 Gạch bê tông thay thế bằng TCVN 6477:1999: gạch Block bê tông.
2) Soát xét TCVN 7959:2011:Bê tông nhẹ – Blốc Bê tông khí chưng áp (AAC) được thay thế bằng TCVN 7959:2008 – Blốc bê tông khí chưng áp (AAC) .
3) Ban hành TCVN 9028:2011 về vữa cho bê tông nhẹ.
4) Soát xét TCVN 9029:2011 thay thế bằng TCXDVN 316:2004
5) Soát xét TCVN 9030:2011 thay thế cho TCXDVN 317:2004
6) Quyết định 947/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng đã được Ban hành vào ngày ngày 31/10/2011 với nội dung chỉ dẫn kỹ thuật thi công, nghiệm thu tường xây bằng block bê tông khí chưng áp
Kích thước và độ sai lệch kích thước tiêu chuẩn của gạch không nung
Theo quy định, gạch không nung có những kích thước cơ bản và kích thước sai lệch tiêu chuẩn sau:
– Chiều rộng không nhỏ hơn 100 và độ sai lệch kích thước tiêu chuẩn là ± 2
– Chiều dài không được lớn hơn 400 và nhỏ hơn 1,3 lần chiều rộng, sai lệch kích thước tiêu chuân là ± 2
– Chiều cao không được phép vượt quá 200 và lớn hơn chiều dài, độ sai lệch kích thước tiêu chuẩn là ± 3
Kích thước cơ bản và thông dụng nhất của Gạch Không Nung.
Gạch không nung được chia làm nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên nó được chia ra làm 3 nhóm chính với 3 nhóm kích thước thông dụng như sau:
· Gạch không nung truyền thống
Với loại gạch này thì kích thước của nó thường giống với kích thước lớn khoảng: 390x190x150mm. Loại gạch này sản xuất trên những nguyên liệu dễ tìm nên giá thành khá rẻ và được ứng dụng rộng rãi.
· Kích thước gạch nung bằng gạch tuynel
Hầu hết các công trình ngày xưa đều sử dụng gạch tuynel để thi công, vì vậy để thuận tiện trong công tác xây dựng cũng như thiết kế người ta thường sản xuất gạch không nung có cùng kích thước với gạch tuynel với các kích thước sau:
Gạch không lỗ hoặc gạch 02 lỗ: 220x105x60mm, 210x100x60mm.
Gạch 06 lỗ: 220x150x106mm được sử dụng với các công trình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Gạch 06 lỗ 75x115x175mm và 02 lỗ 50x85x170mm được ưa chuộng sử dụng tại các tỉnh miền Trung
Gạch 2 lỗ 40x80x180mm hoặc 4 lỗ 80x80x180mm được người dân tại miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ sử dụng chủ yếu.
Độ dày các vách, thành của gạch không nung
Người ta dựa theo độ rộng của gạch để đưa ra một tiêu chuẩn về độ dày thành, vách của gạch không nung như sau:
– Với chiều rộng của gạch là 100mm thì thành dọc không nhỏ hơn 20mm và thành ngang, vách ngang không được nhỏ hơn 20mm
– Với chiều rộng của gạch là 150mm thì thành dọc không nhỏ hơn 25mm và thành ngang, vách ngang không được nhỏ hơn 20mm
– Gạch có chiều rộng là 190 thì thành dọc không nhỏ hơn 30mm và thành ngang, vách ngang không được nhỏ hơn 25mm
– Gạch có chiều rộng là 200 thì thành dọc không nhỏ hơn 30mm và thành ngang, vách ngang không được nhỏ hơn 25mm
– Còn lại chiều rộng gạch là 220 thì thành dọc không nhỏ hơn 30mm và thành ngang, vách ngang không được nhỏ hơn 25mm
Kích thước phần rỗng bên trong để đặt cốt thép
Đối với kích thước phần rỗng đặt cốt thép cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật như: khối lượng gạch không được vượt quá 20kg, và độ rỗng viên gạch cần nhỏ hơn 65%, màu sắc gạch không nung được sản xuất cùng lô phải có màu đều nhau.
Tùy từng loại gạch không nung mà kích thước phần rỗng đặt cốt thép là khác nhau.
Khuyết tật ngoại quan cho phép
Một số khuyết tật ngoại quan cho phép của gạch không nung bạn có thể tham khảo:
· Độ cong và vênh của bề mặt gạch không nung đối với gạch thường không lớn hơn mức 3, còn gạch trang trí thì không lớn hơn mức 1.
· Số vết nứt ở góc và cạnh có độ dài từ 10 -15 mm và sâu 5-10mm gạch thường không vượt quá mức 4 còn gạch trang trí không quá mức 2.
· Cuối cùng số vết nứt có chiều dài nhỏ hơn 20mm ở gạch thường là không vượt quá mức 1, gạch trang trí là không lớn hơn mức 0.
Các chỉ tiêu cơ lý
Các chỉ tiêu cơ lý sẽ được tiến hành xác định khi gạch không nung đã đủ 28 ngày kể từ khi sản xuất. Các chỉ tiêu này được đo trên từng mác gạch và xác định cường độ nén của gạch và độ hút nước. Cụ thể:
– Đối với mác gạch M35 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 3,5N/mm2
– Đối với mác gạch M50 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 5,0N/mm2
– Mác gạch M75 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 7,5N/mm2, độ hút nước lớn hơn 10%
– Mgạch M100 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 10N/mm2, độ hút nước lớn hơn 10%
– Mác gạch M150 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 15N/mm2, độ hút nước lớn hơn 8%
– Còn lại mác gạch M200 cường độ nén toàn viên không nhỏ hơn 20N/mm2, độ hút nước lớn hơn 8%
So sánh sự khác nhau giữa gạch nung và gạch không nung
Gạch không nung và gạch nung khác nhau hòa toàn về bản chất. Cụ thể như sau:
· Về cấu tạo
Với gạch nung thì thành phần làm nên nó chủ yếu từ đất sét khai thác trong tự nhiên như đất nông nghiệp sau đó được đóng khuôn và nung ở nhiệt độ rất cao.
Còn thành phần cấu tạo nên gạch không nung rất đa dạng, với mỗi hạng mục thi công khác nhau thì nguyên liệu làm gạch nung cũng được lựa chọn khác nhau: với gạch vỉa hè thì thành phần là xỉ than và vôi bột kết hợp sau đó được nén dập khuôn bởi một lực lớn, gạch xi măng cát thì sử dụng nguyên liệu chính là xi măng cát để khô tự nhiên, gạch không nung AAC cao cấp thì sử dụng nguyên liệu là cát vàng, vôi, xi măng…
· Về hình dáng
Gạch đất nung chỉ có 2 dạng chủ yếu là loại 4 lỗ và loại 6 lỗ để xây dựng tường. Còn gạch không nung có thiết kế với kiểu dáng đa dạng có thể dùng trong mọi công trình xây dựng khác nhau: gạch đặc, cách đúc bê tông, gạch xây tường…ngoài ra kích thước của gạch không nung lớn gấp 5-11 lần so với gạch nung giúp giảm các chi phí trát vữa và đẩy nhanh tiến độ công trình.
· Về lợi ích kinh tế
Gạch không nung với kích thước lớn nên cần tốn ít gạch để thi công hơn so với gạch nung. Hơn nữa, việc sử dụng gạch không nung giúp cho quá trình lắp các đường dây điện hay ống nước trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
· Về ứng dụng
Mặc dù gạch không nung mang nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn còn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Gạch nung thường được sử dụng phổ biến tại các công trình tường rào, biệt thự, nhà ở… còn gạch không nung sẽ rất phù hợp với thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta nhất là những vùng mưa lũ thường xuyên, vùng biển đảo. Gạch không nung chủ yếu dùng để xây tường rào, xây lát lề đường…
· Về cường độ chịu lực
Đối với các công trình cầu đường cần độ chịu lực cao thì gạch xi măng cốt liệu rất phù hợp để đáp ứng. Ngoài ra gạch không nung sẽ đáp ứng tốt các công trình xây dựng cần giảm tải trọng trong khi đó nếu thi công bằng gạch nung thì cần phải tính toán trọng lượng cột, móng phức tạp.
Bài viết trên đây là tất tần tật những kiến thức cơ bản về gạch không nung. Qua đây hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn về loại gạch này. Mọi câu hỏi có liên quan đến gạch không nung nói riêng và các vật liệu xây dựng nói chung bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này để đội ngũ tư vấn nhà chúng tôi hỗ trợ kịp thời giải đáp thắc mắc.