Những năm gần đây, với việc du nhập rất nhiều công nghệ xây dựng mới mà các loại sàn không dầm đã được ra đời và mang lại rất nhiều lựa chọn cho người dân xây nhà để bỏ cột giữa làm sàn không dầm.
Sàn không dầm là gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, sàn không dầm đúng như tên gọi của nó là những loại sàn không có các thanh dầm ngang dọc như những loại sàn truyền thống, nó được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà ở dân sinh.
Tại những phần trung hòa ở sàn (giữa sàn) bê tông ít chịu lực sẽ được thay thế bằng những quả bóng hoặc những chiếc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế nhằm giảm trọng lượng của sàn nhưng vẫn chịu được tải trọng bằng hoặc lớn hơn.
Ưu điểm của sàn không dầm
Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường
Sử dụng sàn không dầm trong xây dựng không hề gây ra tác hại với môi trường bởi một lượng lớn bê tông của sàn đã được thay thế bằng những vật liệu rỗng. Chính vì điều này mà quá trình thi công sàn không dầm không gây ô nhiễm môi trường bởi việc giảm được tối đa các nguyên vật liệu.
- Thiết kế linh hoạt – tăng chiều cao trần, giảm cột
Bởi lượng nguyên vật liệu cần dùng để thi công sàn là ít hơn so với các loại sàn truyền thống nên trọng lượng của sàn cũng giảm đi đáng kể.
Vì thế chúng ta không cần sử dụng quá nhiều cột để đỡ sàn, điều này làm gia tăng diện tích sử dụng cho bề mặt sàn.
Hơn nữa, loại sàn này còn giúp giảm chiều cao cho toàn bộ công trình, tăng độ vượt nhịp cao nhất là 20m. Chính vì những điều trên mà sàn không dầm có thể ứng dụng trong nhiều công trình.
- Tiết kiệm chi phí
So với các phương pháp thi công sàn bê tông thông thường thì theo nghiên cứu sàn không dầm tiết kiệm được tối đa chi phí bởi lượng bê tông cốt thép cần sử dụng chỉ bằng 30% sàn thông thường. Không những thế nó còn giảm thời gian thi công từ 5-7 ngày mỗi sàn giúp đẩy nhanh tiến độ công trình.
- Khả năng cách âm và chịu động đất
Độ lớn của động đất tác dụng lên sàn sẽ tỉ lệ thuận với trọng lượng của sàn. Trọng lượng của sàn không dầm là không lớn nên sẽ giảm thiểu được những tác động của động đất lên người và tài sản. Việc sử dụng vật liệu rỗng ở giữa sàn sẽ làm tăng khả năng tiêu âm giúp giảm thiểu tiếng ồn.
- Khả năng chịu lực lớn
Khả năng chịu lực của sàn không dầm được các nhà thầu đánh giá rất cao. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù độ dày của sàn không dầm chỉ bằng 70% so với sàn truyền thống nhưng lại có độ chịu lực cao gấp đôi.
Kết cấu sàn không dầm có bền vững?
Dựa theo nghiên cứu và khảo sát các công trình thì sàn không dầm được đánh giá là có kết cấu rất bền vững. Về mặt cấu tạo thì sàn không dầm có kết cấu khá đơn giản gồm 4 bộ phận chính: tấm lưới thép trên, vật liệu rỗng từ nhựa tái chế, tấm thép lớp dưới và móc thép cố định.
Hệ sàn này được thiết kế làm việc theo hai phương nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các vật liệu rỗng và thép. Hơn nữa, bộ phận lưới thép gia cường có vai trò phân bổ và cố định những chiếc hộp hoặc quả bóng nhựa tại các vị trí cố định theo như thiết kế giúp giữ được định dạng sàn. Điều này tạo ra một hệ thống dầm sàn chữ I dầm nhau theo hai phương. Việc đổ bê tông vào những vị trí liên kết thép và vật liệu rỗng tạo nên một hệ sàn an toàn và vô cùng chắc chắn.
Liên hệ chúng tôi để được báo giá chi tiết :
Công Ty CP Xây dựng và Sàn phẳng Việt nam
- Trụ sở chính: Số 6 – Tống Duy Tân – TpVinh Nghệ An
- Hotline: 0946 87 85 80
- Email: sanphangvn@gmail.com