Ngoài việc thi công các công trình xây dựng bằng việc sử dụng sàn truyền thống thì những năm gần đây nhờ áp dụng của khoa học kỹ thuật mà loại sàn không dầm đã được ra đời và mang nhiều ưu điểm vượt trội. Để hiểu chi tiết về loại sàn này hãy cùng công ty Cổ phần Xây dựng & Sàn phẳng Việt Nam đi tìm hiểu nhé!
Sàn không dầm là gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, sàn không dầm với đặc tính đúng như tên gọi của nó là những loại sàn không có các thanh dầm ngang dọc như những loại sàn truyền thống, nó được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà ở dân sinh. Loại sàn này sẽ liên kết trực tiếp với các trụ cột vì vậy mà nó sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với bất cứ loại sàn nào. Tại những phần ở sàn mà việc sử dụng bê tông không có quá nhiều tác dụng tối ưu sẽ được thay thế bằng những quả bóng hoặc những chiếc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế nhằm giảm trọng lượng của sàn nhưng vẫn chịu được tải trọng bằng hoặc lớn hơn.
Ưu nhược điểm của sàn không dầm
Ưu điểm
Là một sự phát minh mới mẻ trong lĩnh vực xây dựng và được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn để thi công các hạng mục công trình bởi sàn không dầm mang những ưu điểm sau:
- Thân thiện với môi trường
Sử dụng sàn không dầm trong xây dựng không hề gây ra tác hại với môi trường bởi một lượng lớn bê tông của sàn đã được thay thế bằng những vật liệu rỗng. Chính vì điều này mà quá trình thi công sàn không dầm không gây ô nhiễm môi trường bởi việc giảm được tối đa các nguyên vật liệu.
- Thiết kế linh hoạt – tăng chiều cao trần, giảm cột
Bởi lượng nguyên vật liệu cần dùng để thi công sàn là ít hơn so với các loại sàn truyền thống nên trọng lượng của sàn cũng giảm đi đáng kể. Vì thế chúng ta không cần sử dụng quá nhiều cột trụ để nâng đỡ sàn, điều này làm gia tăng diện tích sử dụng cho bề mặt sàn. Hơn nữa, loại sàn này còn giúp giảm chiều cao cho toàn bộ công trình, tăng độ vượt nhịp cao nhất là 20m. Chính vì những điều trên mà sàn không dầm có thể ứng dụng trong nhiều công trình.
- Tiết kiệm chi phí
So với các phương pháp thi công sàn bê tông thông thường thì theo nghiên cứu sàn không dầm tiết kiệm được tối đa chi phí bởi lượng bê tông cốt thép cần sử dụng chỉ bằng 50% sàn thông thường. Không những thế nó còn giảm thời gian thi công từ 5-7 ngày mỗi sàn giúp đẩy nhanh tiến độ công trình.
- Khả năng cách âm và chịu động đất
Độ lớn của động đất tác dụng lên sàn sẽ tỉ lệ thuận với trọng lượng của sàn. Trọng lượng của sàn không dầm là không lớn nên sẽ giảm thiểu được những tác động của động đất lên người và tài sản. Việc sử dụng vật liệu rỗng ở giữa sàn sẽ làm tăng khả năng tiêu âm giúp giảm thiểu tiếng ồn.
- Khả năng chịu lực lớn
Khả năng chịu lực của sàn không dầm được các nhà thầu đánh giá rất cao. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù độ dày của sàn không dầm chỉ bằng 70% so với sàn truyền thống nhưng lại có độ chịu lực cao gấp đôi.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên thì sàn bê tông không dầm cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Đẩy nổi: đây là tình trạng vật liệu rỗng bị đẩy lên phía trên bề do quá trình đổ bê tông chất lượng cốp pha không được kiểm soát kỹ lưỡng. Điều này làm cho chiều dày của sàn bị tăng thêm so với thiết kế ban đầu và chất lượng sàn bị giảm sút.
- Rỗ đáy: Khi tháo ván khuôn nếu nhìn thấy một vài vị trí lộ đáy của hộp hoặc quả bóng thì đó chính là hiện tượng rỗ đáy. Nó làm gây mất thẩm vì và ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng của sàn không dầm.
Xây tường trên sàn không dầm có được không?
Vì sàn không dầm mang bản chất là một hệ sàn hoạt động dựa trên các bản sàn dày với chiều cao tương đối lớn. Mặc dù lượng bê tông sử dụng cho sàn không dầm là ít hơn so với sàn dầm nhưng lại có lượng thép được đặt với mật độ dày hơn. Chính vì thế mà bạn có thể xây tường trực tiếp lên trên bề mặt sàn mà không cần dầm bởi ở trong sàn luôn có gia cường. Không những thế bạn còn có thể xây dựng tường ở bất kỳ vị trí nào nếu bạn muốn.
Kết cấu sàn không dầm có bền vững?
Dựa theo nghiên cứu và khảo sát các công trình thì sàn không dầm được đánh giá là có kết cấu rất bền vững. Về mặt cấu tạo thì sàn không dầm có kết cấu khá đơn giản gồm 4 bộ phận chính: tấm lưới thép trên, vật liệu rỗng từ nhựa tái chế, tấm thép lớp dưới và móc thép cố định.
Hệ sàn này được thiết kế làm việc theo hai phương nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các vật liệu rỗng và thép. Hơn nữa, bộ phận lưới thép gia cường có vai trò phân bổ và cố định những chiếc hộp hoặc quả bóng nhựa tại các vị trí cố định theo như thiết kế giúp giữ được định dạng sàn. Điều này tạo ra một hệ thống dầm sàn chữ L dầm nhau theo hai phương. Việc đổ bê tông vào những vị trí liên kết thép và vật liệu rỗng tạo nên một hệ sàn an toàn và vô cùng chắc chắn.
Thi công sàn không dầm như thế nào?
Để đảm bảo chất lượng của sàn không dầm thì quá trình thi công cần được trải qua những bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Đặt thép lớp dưới
Các thanh thép lớp dưới sẽ được liên kết với nhau bằng những dây thép buộc theo đúng vị trí như đã thiết kế. Sử dụng những con kê bê tông đã được đúc sẵn Để đảm bảo thép trên sàn không bị dính sát lấy sàn cốp pha. Quan trọng hơn cả là đơn vị thi công cần phân bổ thép sao cho hợp lý nhằm làm tăng tối đa khả năng chịu lực của sàn.
- Bước 2: Lắp đặt vật liệu rỗng
Các vật liệu rỗng thường có hình hộp hoặc hình tròn đã được tạo mẫu sẵn. Việc của đội thi công là chỉ cần lắp đặt các vật liệu này vào đúng những vị trí đã được đánh dấu trước đó.
- Bước 3: đặt thép lớp trên
Lắp đặt thép lớp trên theo nguyên tắc từ gần đến xa và cần dàn đều lực lên các vật liệu rỗng để chúng ta tận dụng những thanh thép đã được lắp đặt khiến cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu trở nên dễ dàng mà không lo vỡ bóng hoặc hộp nhựa.
- Bước 4: Thực hiện chống nổi
Để tránh xuất hiện tình trạng đẩy nổi khi đổ bê tông bạn gần thực hiện ghim panel vào cốp pha nhờ các phụ kiện chống nổi.
- Bước 5: Đổ bê tông
Đây là bước cuối cùng trong công tác thi công sàn không dầm. Tùy vào kết cấu của sàn sẽ lên phương án đổ bê tông phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đổ bê tông bạn cần đầm bê tông chắc tay để tạo được độ chặt tối ưu.
Độ dày sàn không dầm nhà phố
Đối với mỗi hạng mục công trình mà độ dày của sàn không dầm sẽ được thiết kế khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiều cao, tải trọng công trình, độ lớn nhịp… Chính vì thế để có thể xác định được chính xác cho công trình một độ dày sàn hợp lý người kỹ sư phải nghiên cứu thật kỹ những yếu tố kể trên.
Tại Việt Nam, các công trình nhà dân có độ dày sàn không dầm khá mỏng chỉ từ 180-280mm, còn các công trình chịu tải trọng lớn như trường học, bệnh viện hay các trung tâm thương mại… thì sàn bắt buộc phải có độ dày lớn để đảm bảo an toàn, chất lượng. Tuy nhiên, việc áp dụng độ dày lớn sẽ tốn thêm khá nhiều nguyên vật liệu và chi phí xây dựng.
Sàn không dầm nevo
Việc thi công sàn không dầm nevo từ lâu đã được coi là một giải pháp xanh trong lĩnh vực xây dựng. Bởi đây là giải pháp xây dựng giúp tối ưu hóa được lượng nguyên nhiên liệu cần sử dụng và lượng CO2 thải ra môi trường.
Mang toàn bộ những ưu điểm của sàn không dầm, sàn Nevo đã được kiểm nghiệm là không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của người thi công.
Sàn không dầm Vro
Sàn không dầm Vro hầu như mang toàn bộ những ưu nhược điểm của sàn không dầm nói riêng. Loại sàn này được phát triển từ năm 2010 bởi một nhóm giảng viên của trường đại học Xây Dựng. Tuy nhiên kết cấu của sàn Vro thay vì sử vật liệu nhựa tái chế đặt ở phần trung hòa của bê tông thì nó sử dụng xốp đặt tại vị trí này để tạo rỗng.
Như vậy, với những ưu điểm mà sàn không dầm mang lại chúng tôi tin chắc rằng trong thời gian tới loại sàn này sẽ ngày một được áp dụng phổ biến hơn. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có được những hiểu viết về loại sàn này. Mọi thắc mắc về sàn không dầm bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới để được chúng tôi kịp thời hỗ trợ.
Công ty xây dựng và sàn phẳng Việt Nam với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sàn không dầm. Với tinh thần làm việc có trách nhiệm, rõ ràng, minh bạch, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ mà công ty mang lại.
Công Ty CP Xây dựng và Sàn phẳng Việt nam
- Trụ sở chính: Số 6 – Tống Duy Tân – TpVinh Nghệ An
- Hotline: 0946 87 85 80
- Email: sanphangvn@gmail.com