Sàn phẳng là gì? Chúng có những ưu điểm vượt trội nào trong cách thức hoạt động? Loại sàn phẳng này có nên sử dụng không và có thể ứng dụng vào các công trình xây dựng như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để khám phá những thông tin chi tiết về sàn phẳng nhé!
Tìm hiểu sàn phẳng là gì
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm sàn phẳng là gì? Sàn phẳng còn được gọi là sàn vượt nhịp lớn hoặc sàn không dầm. Sàn phẳng là loại sàn giúp trần nhà được bằng phẳng. Loại sàn này sẽ bị tác dụng lực khi được kê trực tiếp l lên tường hoặc theo một hoặc hai phương
Các tòa nhà đồ sộ cần vượt nhịp lớn thì không thể bỏ qua sàn phẳng bởi tính ưu việt của chúng. Một trong những điểm nổi trội vượt bậc của sàn phẳng là gì? Đó chính là chiều dày không thay đổi hoặc gần như rất ít thay đổi. Điều này giúp tạo ra mặt phẳng bên dưới sàn, hỗ trợ việc làm cốt pha.
Tìm hiểu sàn phẳng là gì
Các loại sàn phẳng phổ biến
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất khi xây dựng là lựa chọn phương án sàn hợp lý. Bởi kết cấu sàn là yếu tố mang tính chất quyết định sự thành công của các công trình. Nhất là các công trình xây dựng nhà dân dụng có dùng bê tông cốt thép. Sau đây hãy cùng phân tích một số loại sàn phẳng phổ biến trong thực tế:
Sàn phẳng VRO
Sàn phẳng VRO còn có tên khác là sàn phẳng lõi xốp. Đây là một giải pháp xây dựng mới xuất hiện. Loại sàn được nghiên cứu và phát triển bởi bàn tay của các kỹ sư Việt nam. Chúng được cải tiến và kế thừa những giá trị của công nghệ nước ngoài, tích hợp thêm các ưu điểm.
Điểm khác biệt của VRO so với các loại khác của sàn phẳng là gì? Sàn VRO được làm từ chất liệu polystyren, một loại xốp nóng chảy trong nhiệt độ từ 80-100 độ C. Kích thước của chúng có thể dao động từ 38 cm cho đến 40 cm. Chiều cao thì có thể đa dạng việc thay đổi tùy theo mục đích sử dụng.
Xốp của sàn VRO được kẹp cố định bởi khung không gian làm bằng thép lưới hàn D4 cả trên và dưới. Với hệ thép xiên hỗ trợ, sàn VRO được giữ ổn định theo phương ngang. Sử dụng thêm các C móc cùng ty neo ghim thật chặt vào ván khuôn giúp chống đẩy nổi sàn.
Vậy nên ưu điểm VRO sàn phẳng là gì? Một số ưu điểm không thể bỏ qua của sàn phẳng VRO có thể kể đến như: tính thẩm mỹ cao, giảm được tổng tải trọng cho sàn,.. Ngoài ra, tính linh hoạt cùng khả năng chống ồn ưu việt, chống nóng tối đa cũng khiến VRO được yêu thích.
Sàn phẳng lõi xốp VRO
Sàn bóng – Bubbledeck
Sàn bóng BubbleDeck, hay còn gọi là sàn Span, là loại sàn khá phổ biến, xuất hiện gần một thập kỷ ở Châu Âu. Sau đó, sàn bóng đã được về sử dụng, đầu tư trong các công trình ở nước ta. Đây có thể là giải pháp xây dựng được phát triển từ lâu nhưng lại khá mới mẻ tại Việt Nam.
Về cấu tạo, sàn bóng được tạo nên từ 3 lớp vật liệu: thép chịu lực, lớp bóng từ nhựa tái chế, lớp thép lót cố định. Điểm đặc biệt ở Bubbledeck sàn phẳng là gì? Đó chính là lớp nhựa tái chế thay vào chỗ bê tông không có tác dụng chịu lực.
Nhờ vào điểm khác biệt ở trên, sàn bóng có khả năng vượt nhịp hơn các loại sàn thông thường lên đến 50%. Tính ứng dụng cao phù hợp với nhiều dạng công trình, không cần quá nhiều cột. Sàn bóng còn cách âm, cách nhiệt vô cùng hiệu quả, hơn hết là hạn chế cháy nổ thậm chí động đất.
Sàn phẳng Nevo
Sàn phẳng Nevo là một sản phẩm được công ty GEOLAST đến từ Ý cho ra mắt trên thị trường. Hiện nay, Nevo đã có mặt rộng rãi trên toàn thế giới từ Anh, Mỹ cho đến Malaysia và thậm chí là Việt Nam. Sàn phẳng Nevo từng bước dần trở thành loại sàn được ưa chuộng sử dụng bởi các nhà đầu tư.
Điểm ưu việt của Nevo sàn phẳng là gì? Đây là giải pháp phù hợp với thời đại khi góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể thì Nevo còn đạt được cả chứng chỉ xanh khi có cấu tạo từ nhựa tái chế Polypropylen. Hơn hết, sàn Nevo giúp tiết kiệm nhiều chi phí khi giảm được 30% bê tông, 15% cốt thép và 5% phần thô.
Sàn phẳng Nevo bảo vệ môi trường
Ưu và nhược điểm của sàn phẳng là gì?
Để tìm hiểu kỹ hơn sàn phẳng là gì thì cần rõ hơn điểm mạnh yếu của chúng. Từ đó, các nhà đầu tư mới có thể xem xét và có những nhận định đúng đắn về loại sàn này. Tùy vào tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng mà có thể chọn giải pháp thích hợp. Các nhà đầu tư có thể tham khảo ưu và nhược điểm của sàn phẳng như sau:
Ưu điểm nổi bật của sàn phẳng là gì?
Nếu hỏi sàn phẳng là gì thì phải nói ngay đến tính bền vững, kết cấu chịu lực cao của chúng. Lực ống cứng đến độ có thể chịu độ cong 86%, gần như đạt được đến độ uốn của loại sàn đặc. Dù vậy, lượng bê tông dùng trong sàn phẳng lại chỉ bằng phân nửa lượng bê tông trong sàn đặc.
Sàn phẳng có trọng lượng tương đối nhẹ nên cũng hỗ trợ việc giảm tải các tác động gây áp lực lên nền móng của công trình. Ngoài ra, sàn phẳng còn giúp tối ưu không gian, chiều cao có thể thay đổi linh hoạt. Vậy nên sàn phẳng được ưu tiên rất nhiều trong các chung cư, xí nghiệp.
Thời gian thi công cũng được rút ngắn, có thể tiết kiệm từ 5 đến 7 ngày tùy công trình. Các khâu như hệ thống cốp pha dầm chính phụ có thể thể được cắt bớt. Thời gian chờ sàn định hình cũng được rút ngắn hơn khi dùng ít bê tông. Đội ngũ thi công, xây dựng có thể tận dụng triệt để những ưu điểm này của sàn phẳng.
Nhược điểm của sàn phẳng
Tuy nhiên, sàn phẳng cũng có những điểm yếu, mặt hạn chế nhất định chứ không hoàn toàn hoàn hảo. Sàn phẳng cần được kiểm soát, quan sát kỹ lưỡng trong quá trình đổ bê tông vì dễ bị đẩy nổi. Hiện tượng xấu xảy ra khi lớp bóng và tấm sàng bị lệch khỏi vị trí tính toán ban đầu. Sàn trở nên dày hơn so với kế hoạch, chịu lực kém hơn.
Sàn phẳng cũng dễ bị rổ ở phía đáy khiến việc tháo ván khuôn ra không được bằng phẳng gây mất thẩm mỹ. Công tác lên kế hoạch cần tính toán tỉ mỉ, phức tạp so với sàn thông thường. Vậy nên đội ngũ kỹ sư cần có những kiến thức vững chắc về sàn phẳng là gì, am hiểu quy trình kỹ thuật.
Tìm hiểu ưu và nhược của sàn phẳng là gì
Một số điều cần biết thêm về sàn phẳng
Sàn phẳng có vô số các ưu điểm và tính ứng dụng vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng cũng có một vài điểm yếu nhất định gây khó khăn cho đội ngũ thi công. Sau khi nắm rõ khái niệm sàn phẳng là gì cùng ưu nhược điểm của chúng, nhà đầu tư cần lưu ý một vài điều.
Sàn phẳng có thiết kế như thế nào?
Xét về mặt thiết kế, sàn thông thường có cấu trúc phức tạp hơn hẳn sàn phẳng. Với mỗi loại sàn phẳng thì lại có các thiết kế, dạng cấu trúc riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sàn phẳng có nhiều điểm tương đồng giữa các loại. Người thi công dễ dàng áp dụng và thực hiện việc xây dựng.
Tất cả các loại sàn phẳng đều có một tấm lưới ở trên cùng tiếp đến là lớp bóng hộp rỗng. Lớp dưới cùng lại là một tấm lưới khác. Một kết cấu vừa giúp tiết kiệm lượng bê tông cần dùng nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực siêu tốt. Các khối rỗng của sàn phẳng có thể liên kết được với nhau theo hai phương.
Cách xây tường vững chắc trên sàn phẳng
Sàn phẳng hoàn toàn có thể xây được tường vững chắc với hệ thống cột mà không cần dầm. Chỉ cần tính toán trước và gia cố thêm vật liệu, thành phẩm làm tượng trước khi xây sàn. Các bức tượng vững chãi có thể xây dựng ngay trên sàn phẳng mà không cần lo lắng về các vấn đề an toàn.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết cho câu hỏi sàn phẳng là gì. Mỗi một công trình sẽ cần loại sàn có những đặc tính riêng biệt và phù hợp với chúng. Các nhà đầu tư hãy nghiên cứu thật kỹ thông tin cũng như hiểu rõ công trình cần gì! Nếu cần hãy liên hệ sanphang.vn nhé.