Sự cải tiến trong việc thi công sàn nhà nhờ áp dụng những thành tựu khoa học đã đưa sàn rỗng vào các công trình xây dựng để thi công mang đến hiệu quả kinh tế cao. Vậy loại sàn này là gì? Nó có ưu điểm ra sao? Hãy cùng công ty Cổ phần Xây dựng & Sàn phẳng Việt Nam đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sàn rỗng là gì?
Sàn rỗng là một trong những giải pháp xây dựng sàn bê tông không dầm làm việc dựa trên nguyên lý làm giảm trọng lượng của sàn bằng cách rút bớt phần bê tông ít chịu lực ở lõi sàn tạo ra một hệ sàn có kết cấu rỗng. Để tạo ra hệ sàn làm việc theo hai phương các khối rỗng cùng thép sàn và bê tông tạo nên một sự liên kết chắc chắn. Việc thi công sàn rỗng tiết kiệm được 35% lượng bê tông so với sàn các loại sàn truyền thống nhưng chất lượng thì không hề thua kém và thậm chí còn tốt hơn.
Ưu nhược điểm của sàn rỗng
Ưu điểm
Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng nên sàn rỗng mang những ưu điểm vượt trội sau:
- Tiết kiệm chi phí
Như đã nói ở trên thi công sàn rỗng giúp tiết kiệm được 35% lượng bê tông và 55% khối lượng thép cần thiết so với các loại sàn thông thường bởi tại những vị trí bê tông bị rút bớt sẽ được thay thế bằng những vật liệu nhựa tái chế như bóng hoặc hộp với 2,3kg nhựa tái chế có thể thay thế cho 230kg bê tông. Ngoài ra thời gian lắp đặt mỗi sàn cũng được giảm xuống từ 5-7 ngày giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm số ngày công xây dựng của công nhân.
- Khả năng chịu lực
Khả năng chịu lực của sàn rỗng được đánh giá rất cao, nhờ việc khối lượng nguyên vật liệu giảm tạo nên một hệ sàn không quá dày nhưng sàn rỗng vẫn đảm bảo được độ chịu lực không kém phần so với sàn đặc. So với các loại sàn đặc có cùng chiều cao thì sàn rỗng cũng chịu được lực cắt lên tới 80%.
- Khả năng tiêu âm, chịu động đất
Việc làm giảm khối lượng của sàn kết hợp với những vách và cột chịu lực khiến cho lực tác động của động đất lên sàn giảm tránh những thiệt hại cho người và tài sản ở những nơi thường xuyên xảy ra động đất.
Việc áp dụng công nghệ làm rỗng lõi sàn bằng những hộp, bóng nhựa có khả năng tiêu âm tốt giúp hạn chế tiếng ồn.
- Thân thiện với môi trường
Việc thay thế bê tông bằng các vật liệu nhựa tái chế lõi rỗng khiến cho quá trình thi công sàn rỗng giảm thiểu được khá lớn lượng rác và khí CO2 thải ra môi trường.
- Khả năng thiết kế linh hoạt
Độ ứng dụng của sàn rỗng trong cuộc sống là không giới hạn, nó được sử dụng trong mọi công trình: nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại… Hơn nữa với các công trình sử dụng sàn lõi rỗng để thi công sẽ làm hạn chế được khối lượng trụ cột cần sử dụng để nâng đỡ giúp tăng diện tích sử dụng trên bề mặt sàn. Với độ chắc chắn không kém sàn đặc bạn có thể xây dựng trực tiếp tường ngăn tại bất kỳ vị trí nào.
Nhược điểm
Không có gì là hoàn hảo và sàn rỗng cũng vậy, ngoài những ưu điểm chúng ta vừa nêu ở trên thì loại sàn này cũng có một số tồn tại sau:
- Đẩy nổi: đây là hiện tượng những vật liệu nhựa tái chế bị đẩy lên phía trên làm chiều dày sàn tăng so với thiết kế nguyên nhân là do chất lượng cốp pha và neo không được kiểm tra kỹ trong quá trình thi công
- Rỗ đáy: khi tháo ván khuôn sàn tại một số điểm ta sẽ nhìn rõ đáy quả bóng điều này do thợ đầm bê tông đã đầm dối gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sàn
- Nứt bê tông: đây là trường hợp không hề hiếm gặp khi thi công các loại sàn, điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bản chất chung của nó là độ chịu uốn kém.
Kết cấu công nghệ sàn rỗng
Sàn lõi rỗng với cấu tạo đơn giản gồm : lưới thép trên, lưới thép dưới, vật liệu nhựa rỗng hoặc xốp. Các lớp thép và vật liệu tạo rỗng liên kết trực tiếp với nhau bằng những thanh thép buộc tạo ra một hệ sàn có thể làm việc hiệu quả theo hai phương. Những vật liệu bằng nhựa thay thế bê tông ít chịu lực có vai trò làm giảm trọng lượng sàn và tiết kiệm chi phí.
Bê tông sẽ được tối ưu hóa nhờ sự phối kết hợp hoàn hảo của những tấm lưới thép và các lỗ rỗng được hình thành khi lắp đặt các vật liệu nhựa hoặc xốp. Trong quá trình thi công còn một bộ phận mà chúng ta cần phải lưu ý đó là thép gia cường giúp giữ chắc và cố định bóng, hộp nhựa không bị xê dịch khi dầm bê tông.
Sàn rỗng nevo
Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật mà sàn Nevo đã khắc phục được những hạn chế của sàn truyền thống phù hợp với mọi công trình nhờ cách thức thi công được tối ưu hóa đơn giản nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao .Đây là loại sàn với cấu tạo chính là những hộp Nevo xếp thành và tạo nên một hệ dầm chữ L trực giao. Mang đầy đủ những ưu điểm của sàn rỗng, nhưng ưu điểm vượt trội hơn hẳn là khả năng chống cháy bởi nó đã nhận được chứng chỉ RE180, REI20 của viện CSI. Thời gian chịu lửa của loại sàn này là từ 2-3 tiếng, trong khi đó với nhiều vật liệu xây dựng với thời gian như thế đã có thể bị thiêu rụi.
Sàn lõi rỗng vro
Sàn rỗng vro khác biệt so với các loại sàn rỗng thông thường là nó không sử dụng các vật liệu rỗng như hộp nhựa hoặc bóng nhựa mà thay vào đó là xốp EPS – đây là một trong những sản phẩm độc quyền của nhà VRO. Xốp EPS là xốp đặc rất dai, có khả năng chịu lực nén tốt, không thấm nước giúp quá trình thi công trở nên dễ dàng, lượng bê tông cũng không bị hao hụt.
Sàn rỗng HTC
Sàn rỗng htc là một trong những loại sàn rỗng đã được tối ưu hóa tối đa các vật liệu sử dụng nhưng vẫn đảm bảo giữ được chất lượng của sàn. Công nghệ sàn rỗng HTC cũng được áp dụng cho mọi công trình lớn nhỏ khác nhau nhờ những nó mang hầu hết các ưu điểm của sàn rỗng nói chung. Điều đặc biệt của loại sàn này là khả năng chịu lực tốt, không chỉ các lực tác dụng theo phương ngang mà cả lực theo phương thẳng đứng cũng giảm. Ngoài ra, các cấu kiện như cột, vách, dầm…cũng được tối ưu hóa với những công trình càng cao thì ta sẽ nhìn thấy càng nhiều lợi ích.
Thi công sàn bê tông rỗng
Để đảm bảo an toàn trong thời gian dài sử dụng công trình thì việc thi công phải trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Lắp dựng cốp pha: Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần phải tuân thủ hướng dẫn của TCXDVN để đảm bảo an toàn cho kết cấu. Giáo chống cần có đủ giằng ngang, giáo qua các vị trí thông tầng và cao trên 5m phải gia cường thật chắc chắn
- Bước 2: lắp thép lớp dưới và thép dầm: ưu tiên đặt thép có phương nhịp dài hơn nằm ở dưới cùng và đối với các dầm bằng sàn thì thép sàm phải nằm dưới thép dầm.
- Bước 3: lắp đặt các vật liệu tạo rỗng: Cần đặt các vật liệu tạo rỗng vào mặt bằng bố trí theo tấm thiết kế sau đó buộc chân dích dắc vào thép lớp dưới để cố định các vật liệu này.
- Bước 4: Lắp thép sàn lớp trên: tiến hành rải thép lớp trên, thép gia cường và thép mũ cột theo các phương như thiết kế và sau đó buộc các lớp thép lại để chúng liên kết với nhau.
- Bước 5: Chống nổi, chống bênh: tùy vào ván ép là ván gì mà ta sẽ có biện pháp chống nổi chống bênh riêng như: khoan, bắn vít hoặc buộc dây thép.
- Bước 6: Đổ bê tông: để đảm bảo độ chắc của bê tông ta cần đổ bê tông thành 2 lượt. Lần 1 đổ bê tông gần gầy vật liệu tạo rỗng để lộ rõ rãnh sườn, lần thứ 2 đổ đến độ cao thiết ké và tiến hành đầm dùi và đầm mặt.
- Bước 7: Bảo dưỡng và dỡ cốp pha. Đây là bước cuối cùng để hoàn thành công trình. Bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng ẩm cho bê tông liên tục 3 ngày từ sau khi đổ bê tông được 6 giờ. Sau khi bê tông đã đạt độ cứng tiêu chuẩn thì có thể dỡ cốp pha, thời gian dỡ phù hợp là từ 10 ngày trở lên.
Với các thông tin mà chúng tôi đưa ra hi vọng bạn trả lời được các câu hỏi mà chúng tôi đặt ra ở phần đầu bài viết. Nếu có thắc mắc gì trong việc thi công các hạng mục xây dựng nói chung và các loại sàn rỗng nói riêng vui lòng liên hệ với chúng tôi :
Công Ty CP Xây dựng và Sàn phẳng Việt nam
- Trụ sở chính: Số 6 – Tống Duy Tân – TpVinh Nghệ An
- Hotline: 0946 87 85 80
- Email: sanphangvn@gmail.com