Sàn vượt nhịp là gì, thành phần cấu tạo và ưu, nhược điểm ra sao? Bảng giá sàn vượt nhịp có sự chênh lệch như thế nào so với sàn truyền thống? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong chủ đề công nghệ xây dựng. Kỹ thuật sàn vượt nhịp là một trong những hướng giải quyết tối ưu trong việc xây dựng xanh cho môi trường. Trong nội dung bài viết hôm nay, Sanphang.vn sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin về sàn vượt nhịp để bạn đọc tham khảo.
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp là gì? Sàn vượt nhịp hay còn gọi là sàn không dầm, là những bản sàn không có dầm đặt trực tiếp lên mũ cột. Ngoài ra với sàn vượt nhịp cũng không cần hệ dầm chính đỡ. Sàn vượt nhịp chịu lực thông qua các dải sàn bê tông cốt thép chìm và đặc biệt có chiều dày khá mỏng. Điều này giúp cho công trình tăng chiều cao thông thủy.
Tùy theo nhu cầu của mỗi người để thi công các loại sàn vượt nhịp sau:
- Sàn vượt nhịp phẳng.
- Sàn vượt nhịp có mũ cột.
- Sàn vượt nhịp có mũ sàn.
- Sàn vượt nhịp có sự kết hợp cả mũ bấm và mũ cột.
Ảnh 1: Sàn vượt nhịp là gì?
Cấu tạo của sàn vượt nhịp là gì?
Sau khi hiểu cơ bản về sàn vượt nhịp là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của loại sàn này. So với các loại sàn khác thì sàn vượt nhịp được sản xuất với cấu tạo khá đơn giản. Cụ thể gồm:
- Tấm thép lưới trên, tấm thép lưới dưới. Hoặc bóng và hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế, có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt theo không cần thiết và
- Hệ sàn (Sàn rỗng) được làm từ sự kết hợp giữa khối rỗng và thép. Hệ sàn đảm nhận nhiệm vụ phân bổ, định vị vật liệu tái chết tại những vị trí cố định và đảm bảo độ chính xác.
Ảnh 2: Sàn vượt nhịp thân thiện với môi trường
Tiết kiệm chi phí khi làm sàn vượt nhịp
Chi phí cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm khi lắp đặt sàn vượt nhịp. So với các loại sàn truyền thống thì sử dụng sàn vượt nhịp giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Sàn không dầm có tấm sàn phẳng nên chịu lực rất tốt. Đồng thời cũng không cần phải sử dụng ván khuôn nên giúp giảm khoảng 30-40% trong công trình kiến trúc. Ngoài ra lượng bê tông sử dụng trong công trình cũng được giảm thiểu lớn lên đến 20%.
Vì thế, thi công công trình bằng sàn vượt nhịp có thể thảm thiểu chi phí lên đến 30% so với sàn dầm truyền thống.
Ngoài ra, đối với sàn vượt nhịp còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khác. Chẳng hạn như:
- Cách âm tốt.
- Cách nhiệt tốt.
- Chống cháy hiệu quả.
- Không bám bụi.
- Hạn chế tình trạng bị ẩm ướt và ngăn thấm tốt.
- Tính thẩm mỹ cao.
Đây là những ưu điểm chỉ có tại sàn vượt nhịp và được nhiều người ưa chuộng.
Ảnh 3: Tiết kiệm chi phí
Như vậy, chúng tôi đã giải thích chi tiết về sàn vượt nhịp là gì và những ưu, nhược điểm. Nếu quý khách cũng đang lựa chọn sàn vượt nhịp để thi công công trình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, lắp đặt và thi công với giá rẻ. Liên hệ qua số Hotline để được báo giá nhanh nhé.